Các nhà thờ lớn thu hút khách du lịch tại Việt Nam

Không chỉ thực sự thu hút đối với các du khách hành hương, các nhà thờ lớn với niên đại lâu năm và kiến trúc độc đáo đã thu hút rất nhiều du khách đến tham quan hàng năm. Hãy cùng Công ty Du lịch Bến Nghé xem đấy là những nhà thờ nào nhé!

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được kiến trúc sư Bourard chỉ huy xây dựng 1880, theo phong cách kiến trúc Roman pha trộn với nét kiến trúc Gothic, là 1 trong 4 nhà thờ được tòa thánh Vatican phong hàng Vương cung thánh đường tại Việt Nam. Hiện nay nhà thờ có tên chính thức là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.

thanh-pho-ho-chi-minh-11

Trong quá trình xây dựng nhà thờ, tất cả các vật liệu từ xi măng, ốc vít đều được vận chuyển từ Pháp sang. Đặc biệt nhà thờ sử dụng loại gạch từ Marseile để trần, không tô trát, trải qua hàng trăm năm vẫn giữ được màu hồng tươi và không bám bụi rêu. Trước đây nhà thờ còn nổi tiếng với bức tượng giám mục Adran (hay còn gọi là Bá Đa Lộc) nắm tay Hoàng tử Cảnh, tuy nhiên tượng sau này đã bị phá và thay thế vào đó là 1 tượng Đức Mẹ.

IMG_4175

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử qua nhiều thời kỳ thăng trầm của thành phố Sài Gòn, là hình ảnh quen thuộc của người Sài Gòn và bạn bè quốc tế.

Nhà thờ Chánh tòa – Đà Lạt

Với tên gọi quen thuộc là Nhà thờ Con Gà, nhà thờ chánh tòa Thánh Nicola Bari từ lâu không chỉ là nơi hành hương của những tín đồ Công giáo mà còn là điểm tham quan của du khách khi đến với xứ sở ngàn hoa. Nhà thờ mang trong mình kiến trúc thuộc trường phái Roman nhưng điều đặc biệt nhất của nơi đây chính là cheo leo trên tháp chuông 47m có chú gà trống ngày đêm canh giữ đất trời.

nha-tho-con-ga---ben-nghe-travel

Nhà thờ gỗ Kom Tum

Nhà thờ chánh tòa Kontum được xây dựng năm 1913, là một trong những nhà thờ đặc sắc nhất Việt Nam thể hiện sự hòa hợp giữa văn hóa phương Tây và bản địa.

101026629_29495_1368524992234_o

Được xây dựng theo phong cách kiến trúc Roman kết hợp hài hòa giữa kiến trúc nhà sàn của người Bana, xây dựng phần lớn bằng phương pháp thủ công với vật liệu hoàn toàn bằng gỗ, tạo nên một màu sắc cổ kính và uy nghi. Các bức tường của nhà thờ được xây theo kiểu vữa trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung, tạo nên sự vững chãi và bền chắc của nhà thờ theo thời gian. Các họa tiết trang trí bên trong nhà thờ mô tả hình ảnh sinh hoạt, văn hóa, tính ngưỡng của người vùng cao.

1402201414373188014-2DL07.jpg

Ngày nay, nhà thờ gỗ Kontum còn có cô nhi viên, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc… là điểm đến lý tưởng cho du khách mỗi khi đến thăm vùng đất Tây Nguyên.

Nhà thờ chánh tòa Nha Trang

Được gọi với những cái tên quen thuộc như nhà thờ Núi hay nhà thờ Đá, nhà thờ chánh tòa Nha Trang có tên gọi chính thức là nhà thờ Chánh tòa Kito Vua.

Được xây dựng trên ngọn núi bị xẻ đôi vì thế được người dân quen gọi là Nhà thờ Núi. Nhà thờ được xây dựng hoàn toàn theo lối kiến trúc Gothic, chia làm 3 phần rõ rệt và nhỏ dần vươn lên từ thấp đến cao tạo một cảm giác vững chãi, bề thế, nổi bật giữa trời xanh. Tường nhà thờ được xây dựng bằng táp lô xi măng, chỉ phần mái bằng được đổ bê tông cốt thép còn phần mái vòm được làm cốt tre và lưới thép. Tháp chuông nhà thờ sử dụng bộ chuông đồng do hãng chuông Bourbon Carillond của Pháp chế tạo.

Steinkathedrale-Nha-Trang-2

Ngày nay, nhà thờ Núi là một trong những điểm đến vô cùng hấp dẫn với du khách và là niềm tự hào của người dân thành phố Nha Trang.

Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam – Huế

Nổi tiếng là một trong những nhà thờ có bề dày lịch sử và quá trình xây dựng lâu đời nhất tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 17, sau nhiều lần được trùng tu, nhà thờ được xây dựng và thiết kế lại bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, nhà thờ Phủ Cam đã trở thành nơi có phong cách xây dựng hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Nhà thờ phủ Cam Huế có kiến trúc hoàn toàn khác biệt với những nhà thờ được xây dựng cùng thời. Mặt đứng của nhà thờ với 2 trụ lớn cao, vững chãi, mặt chính toàn nhà có đường uốn cong, làm nổi bật phần mái thấp ở giữa khiến cho nhà thờ thêm phần vững chãi và uy nghi. Nhìn tổng thể, nhà thờ như hình tượng chúa Jesus giang rộng đôi tay mình, thể hiện tình yêu thương bao la của Chúa.

Nhà thờ Phủ Cam thật sự là nơi không thể bỏ qua nếu bạn 1 lần có dịp đến thăm vùng đất Huế thơ mộng.

nhathophucam

Nhà thờ đá Phát Diệm – Ninh Bình

Có lẽ xứng đáng là một trong những nhà thờ kỳ lạ nhất trên thế giới, nhà thờ đá Phát Diệm có một kiến trúc vô cùng đặc biệt, đó là sự kết hợp giữa Phật giáo và Công giáo trong cùng 1 nhà thờ.

Nhìn tổng thể bên ngoài, nhà thờ đá Phát Diệm gợi ngay đến hình ảnh những ngôi đình cổ của Việt Nam với kiểu kiến trúc mái ngói lợp âm dương được uốn cong, trên mái sẽ có những tượng thập giá. Các mặt đứng của tòa nhà có hình dáng như những chiếc cổng tam quan cách điệu, giữa đỉnh tòa nhà có 1 tượng chúa Jesus. Đặc biệt, những tượng chúa Jesus trong nhà thờ đều được ngự trên những bông hoa sen, tạo nên 1 sự hòa hợp nhân văn giữa đạo Phật và Công giáo. Ngoài ra, nhà thờ còn được xây dựng theo phong thủy “ tiền thủy – hậu sơn “ trước có nước, phía sau có núi với mong muốn mọi việc tốt đẹp sẽ và an lành.

Sotaydulich_Doc_mien_dat_nuoc_Nha_tho_Phat_diem_khong_don_thuan_la_kien_truc_02

Với thông điệp, con người có thể sống hòa bình, hòa hợp lẫn nhau mà không phân biệt tôn giáo, dân tộc… Nhà thờ Phát Diệm xứng đáng là công trình kiến trúc về tôn giáo độc đáo trên thế giới.

Nhà thờ Phú Nhai – Nam Định

Được xây dựng lần đầu vào năm 1886 theo phong cách Tây Ban Nha, trải qua nhiều biến cố lịch sử nhà thờ Phú Nhai được xây dựng lại theo phong cách Gothic nước Pháp.

Tổng thể toàn nhà thờ Phú Nhai tạo nên một nét trầm mặc, thanh thoát của những công trình phong cách Gothic, tuy nhiên nhà thờ vẫn có 1 chút hơi hướng phóng khoáng của phong cách Tây Ban Nha còn sót lại. Các tượng chúa 3 ngôi được đắp nổi bên ngoài các cửa sổ và mặt tiền nổi bật trên nền màu xám của nhà thờ khiến cho mặt tiền nhà thờ tạo 1 cảm giác uy nghi và linh thiêng. Đặc biệt, khu khách khi đến thăm nhà thờ sẽ được phép lên đến đỉnh trên các tháp nhà thờ để được chiêm ngưỡng vẻ mênh mông của vùng đất Nam Định trù phú.

Nhà thờ Phú Nhai, một hình ảnh rất thân quen và là niềm tự hào của những người con Nam Định.

9032452661_f37de196a5_o

Nhà thờ Lớn – Hà Nội

Nhà thờ lớn Hà Nội có tên chính thức là nhà thờ chánh tòa thánh Giuse được xây dựng từ nền một nhà thờ tạm bằng gỗ, hoàn thành năm 1887.

Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Gothic Châu Âu và có hơi hướng của nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm rộng, uốn cong lên bầu trời tạo 1 không gian rộng lớn và uy nghi. Vật liệu xây dựng nhà thờ được làm phần lớn bằng đất nung, tường trát giấy bồi. Các cửa sổ và cửa chính của nhà thờ được uốn nhọn theo phong cách Gothic, dẫn hình các điển tích trong kinh thánh với đủ màu sắc đem lại ánh sáng tự nhiên hài hòa cho nhà thờ.
Hiện nay, nhà thờ lớn Hà Nội là một trong những công trình tiêu biểu cho thủ đô, một điểm tham quan, hành lễ quen thuộc với người dân thủ đô.

ntlon

 

Không chỉ đơn thuần là nơi hành hương của những người có đạo, những nhà thờ trên còn là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch đến các vùng đất này, ai ai cũng muốn một lần khám phá những nét đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng bên trong các kiến trúc đồ sộ.