Du lịch Nha Trang, lắng nghe tiếng ginăng trên ngọn Cù Lao

Du lịch Nha Trang được nhắc đến bởi những vịnh biển đẹp tuyệt trần, những khu resort cao cấp và khu nghỉ dưỡng đa dạng các loại hình phục vụ. Trên bậc thang Tháp Bà Ponagar (nằm ở ngọn đồi Cù Lao, TP. Nha Trang) lắng nghe tiếng trống ginăng vọng về.

 

1/ Âm thanh rừng núi rộn ràng

Chiều về, từng đoàn khách du lịch rồng rắn theo từng bậc thang đi lên Tháp Bà Ponagarvừa chiêm ngưỡng công trình kiến trúc tuyệt mỹ, cổ kính, xem các nghệ nhân Chăm dệt vải, làm gốm và đặc biệt, được thưởng thức những tiết mục ca múa nhạc đặc trưng có cả sự rộn ràng, vui vẻ của tiếng trống ginăng – một loại nhạc cụ độc đáo của người Chăm.Kết quả hình ảnh cho tiếng ginăng

 

Trống ginăng gồm 2 chiếc, biểu diễn cùng với kèn saranai, chang, trống baranưng trong các lễ hội truyền thống dân gian của người Chăm và có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân bản địa.

Trước đây, để làm một cặp trống ginăng tốn rất nhiều công sức và không phải ai cũng làm được. Mặt trống phải được căng bằng da nai vừa bắt trong rừng, thân đẽo từ cây lim xanh hoặc cây cốc da đá, dây buộc trống cắt từ da của những con trâu đực mới lớn…

Anh Vạn Ngọc Chí, trưởng nhóm nhạc Chăm, là người đánh trống ginăng điêu luyện nói: “Anh biết đánh trống ginăng cách đây cũng khá lâu, tuy nhiên, từ khi được mời về phục vụ tại Tháp Bà, anh có thêm cơ hội để rèn luyện. Khách trong và ngoài nước tỏ ra thích thú với tiếng trống giòn giã và vang xa”.

Như một lẽ thường tình, mỗi khi tiếng trống vang lên, khắp khuôn viên Tháp Bà như rộn ràng hơn, như điểm tô thêm cho vẻ đẹp của nền văn hóa Chăm.

 

2/ Tiếng trốn rộn rã, thu hút khách du lịch Nha Trang

Âm thanh vui tươi của tiếng trống người Chăm hấp dẫn nhiều du khách tham gia du lịch Nha Trang đặc biệt là du khách nước ngoài muốn tìm hiểu về văn hóa dân tộc Việt.

Sự kết hợp hài hòa giữa trống ginăng, đàn kanhi, kèn saranai với các điệu múa Chăm thể hiện rõ nét văn hóa đặc trưng gắn liền với khuôn viên di tích Tháp Bà.

Kết quả hình ảnh cho tiếng ginăng

Bà Ngô Mỵ Châu, Giám đốc Trung tâm Quản lý di tích và danh lam thắng cảnh tỉnh Khánh Hòa cho biết: “Bên cạnh biểu diễn chính trên Tháp Bà, đội nhạc Chăm còn được mời đến phục vụ tại 1 số điểm du lịch khác trong tỉnh như Con Sẻ Tre, Six Senses Ninh Vân Bay…

Tháp Bà gắn liền với văn hóa Chămpa, do đó việc sử dụng người dân bản địa phục vụ du khách bằng những tiết mục ca múa nhạc, góp phần quảng bá vốn văn hóa dân tộc, trở thành sản phẩm đặc trưng thu hút khách du lịch Nha Trang – Khánh Hòa, tạo được dấu ấn tốt đối với đông đảo du khách, nhất là vào dịp lễ, Tết.”

Theo Báo Khánh Hòa