Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Hội An còn có tên gọi khác là Hải Phố, Faifo,…Nơi đây có những di sản kiến trúc đã từ hàng trăm năm trước, được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO từ năm 1999.
I. Những điểm đến không thể bỏ qua
Chùa Cầu
Được xây dựng vào cuối thế kỉ thứ 16 và được gọi là cầu Nhât Bản. Do ở giữa có 1 ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che rất độc đáo, các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Chùa Cầu (Nguồn: Internet)
Chùa Cầu được xem là một biếu tượng của Hội An, người dân nơi đây xem chùa Cầu là linh hồn, nổi bật hẳn so với nhiều danh lam thắng cảnh và di tích làm say đắm lòng người. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu khi thăm Hội An thấy chùa Cầu đặc biệt nên đặt tên chiếc cầu là Lai Viễn, với ý nghĩa “bạn phương xa đến”. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể được thấy 3 chữ Hán: Lai Viễn Kiều được chạm nổi trên một tấm bảng lớn trước cổng chùa.
Hội quán
Khi Hội An còn là thương cảng lớn thì thì thương nhân các nước đến trao đổi và buôn bán vô cùng tấp nập, trong đó có người Trung Quốc. Trong thời gian này, các hội quán đã được dựng nên nhằm làm nơi sinh hoạt tâm linh chung của cộng đồng người Hoa tại đây. Đến nay, các công trình ấy đã góp phần tạo nên nét đặc trưng của Hội An.
Hội quán Triều Châu (Nguồn: Internet)
Có 5 hội quán cổ mà mỗi khi đến Hội An du khách không thể bỏ qua, đó là: Hội quán Quảng Đông (số 176 Trần Phú), hội quán Dương Thương (số 64 Trần Phú), Hội quán Phước Kiến (số 46 Trần Phú), hội quán Hải Nam (số 10 Trần Phú), hội quán Triều Châu (157 Nguyễn Duy Hiệu).
Nhà cổ
Theo thống kê thì hiện nay Hội An có 1.068 ngôi nhà cổ, kết hợp cùng với các di tích khác đã góp phần tạo nên di sản văn hóa thế giới – “một di tích sống” của nhân loại. Với kiến trúc độc đáo, kết hợp cùng những vật liệu tốt nhưng những ngôi nhà cổ tại đây hầu như còn nguyên vẹn.
Nhà cổ (Nguồn: Internet)
Thông thường du khách hay chọn 1 trong 3 nhà cổ nổi tiếng và đặc trưng nhất Hội An: Nhà cổ Tân Ký (101 Nguyễn Thái Học), nhà cổ Quân Thắng (77 Trần Phú), nhà cổ Phùng Hưng (4 Nguyễn Thị Minh Khai).
2. Những món ăn chẳng thể chối từ
Cao lầu
Cao lầu có thể xem là niềm tự hào của người dân Hội An. Món mỳ này có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo, các loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi mỳ màu vàng là do được trộn với tro từ một loại cây ở địa phương.
Cao lầu (Nguồn: Internet)
Một đặc trưng khác của cao lầu là muốn ăn món này phải leo lên lầu cao của quán. Khi xưa các doanh nhân buôn bán nơi phố cảng vì muốn trông coi hàng hóa của mình nên thường leo lên lầu cao của quán. Điều này có thế thấy ở các quán cao lầu Hội An. Ngồi trên lầu cao ngắm cảnh đẹp và thưởng thức món ngon, đây có thể là xuất phát của tên gọi cao lầu.
Tàu phớ
Thật thiếu sót nếu như du lịch Hội An mà bạn bỏ qua những món ăn vỉa hè, trong đó có tàu phớ. Đây là một trong nững món ăn dân dã mà không nhưng chỉ Hội An mà cả Việt Nam đều có món này. Tuy nhiên, mỗi vùng miền đều có những đặc trưng riêng.
Tàu phớ (Nguồn: Internet)
Tào phớ ở Hội An ăn với nước đường nấu, kèm theo đó là những hạt trân châu dẻo cộng thêm một chút nước cốt dừa. Tàu phớ trắng đục kèm theo thạch trắng, nước đường và nước cốt dừa nhìn vô cùng hấp dẫn, bắt mắt nhưng hương vị cũng quyến rũ không kém.
Cơm gà
Đến Hội An thì đâu đâu bạn cũng sẽ thấy món cơm gà. Từ quán ăn bình dân hay nhà hàng sang trọng đều có. Thậm chí có hẳn một con phố mà các quán cơm gà nằm san sát nhau nằm trên đường Phan Chu Trinh.
Cơm gà (Nguồn: Internet)
Cơm gà ở Hội An rất thơm mùi tỏi, đậm đà vừa đủ mà không nồng. Hạt cơm rất tơi, mịn, chỉ thoang thoảng hương tỏi phi và mỡ gà hòa quyện, tuyệt nhiên không thấy tép tỏi lẫn vào.
Sau khi đã có “bí kíp” rồi thì bạn còn chần chờ gì mà không đồng hành cùng Du Lịch Bến Nghé khám phá phố cổ Hội An.