Khám phá 7 lễ hội đặc sắc tại Việt Nam vào tháng 8

Vào tháng 8, dọc miền đất nước từ Bắc đến Nam sẽ diễn ra nhiều lễ hội đặc biệt, không chỉ phản ánh nét đặc trưng văn hóa của từng vùng mà còn nói lên các tín ngưỡng của người dân nơi đó. Hãy xem những lễ hội đặc sắc tại Việt Nam vào tháng 8 là những lễ hội nào nhé.

Tết trung thu

Tết Trung Thu lần đầu tiên được tổ chức chính thức vào thời Lý. Lễ được diễn ra tại Kinh Thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa rối nước, rước đèn và qua đó tôn vinh vẻ đẹp của mặt trăng. Ngoài ra đây cũng chính là dịp người dân Việt tạ ơn trời đất và cầu mong mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Sotaydulich_Tet_trung_thu_ruc_ro_Chau_A_14

Ngày nay, Tết trung thu ở Việt Nam hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi. Vào đêm rằm trung thu, ngoài được ăn các loại bánh trung thu rất ngon lành ra, trẻ em ở khắp nơi sẽ đổ ra đường, cầm trên tay những chiếc đèn lồng thủ công đủ sắc màu sặc sỡ vừa đi vừa hát tạo nên một khung cảnh thật vui tươi và yên bình. Theo quan niệm của người xưa, ánh sáng của những chiếc đèn lồng sẽ xua đi những điều không may, mang lại cho trẻ em sức khỏe và nhiều điều may mắn.

7-05691

Lễ hội Sen Dolta – An Giang

Lễ hội Sen Dolta là một trong những ngày lễ lớn của đồng bào Khmer vùng An Giang diễn ra vào ngày 29/8 đến 1/9 âm lịch hằng năm. Tương tự như đại lễ Vu Lan báo hiếu của người Kinh, lễ Sen Dolta của người Khmer dùng để tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.

Vào các ngày lễ Dolta, các chùa của đồng bào Khmer tổ chức rất nhiều các hoạt động biểu diễn nghệ thuật mang đậm nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu như: Múa Ramvong, hòa nhạc ngũ âm, hát dì kê, các trò chơi dân gian truyền thống…

TpHCM : ð?ng bào Khmer ðón h?i Sene Dolta

Ngoài ra, đặc biệt còn có lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang, một lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan. Hội đua bò Bảy Núi An Giang quy tụ hàng chục cặp bò đến từ khắp các vùng Bảy Núi Nam Bộ, người điều khiển bò đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ và khả năng giữ thăng bằng điêu luyện. Lễ hội đua bò Bảy Núi An Giang đang được xét duyệt sẽ trở thành lễ hội quốc gia trong tương lai.

2_hoi2990-450

Lễ hội anh hùng Nguyễn Trung Trực – Kiên Giang

Vào các ngày 27, 28, 29 tháng 8 âm lịch hằng năm, tỉnh Kiên Giang lại long trọng tổ chức lễ tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, vị anh hùng kiên định bất khuất với nhiều chiến công vang dội.

Phần lễ sẽ diễn ra các nghi thức như: Lễ thượng cờ, thỉnh sắc thần, an vị niệm hương, lễ thỉnh an vị thần, lễ tế quan Phó, lễ tế đàn cả, lễ tế cụ Nguyễn, lễ dâng hương, lễ rước sắc thần từ cổng Tam Quan về đình, lễ dâng hoa.

Ngoài ra, du khách gần xa đến đây còn được thưởng thức các hoạt động văn nghệ đặc sắc như: biểu diễn kịch, múa, cải lương…

1381150683

Lễ Nghinh Ông – Vũng Tàu

Cứ độ giữa tháng 8 âm lịch hằng năm, lễ hội Nginh Ông của các ngư dân vùng biển Việt Nam lại diễn ra long trọng và vô cùng đặc sắc, thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến thăm quan và tìm hiểu.

Cá Ông ( cá Voi ) là vị thần quan trọng đối với những người làm nghề biển, hằng năm vào ngày 16/8 âm lịch tại khu di tích đình thần Thắng Tam – Tp.Vũng Tàu lại diễn ra lễ hội đón cá Ông. Hàng chục ghe thuyền sẽ được trang hoàng màu sắc sặc sỡ, cờ hoa lộng lẫy để đón ông từ biển vào, sau đấy đoàn người tham gia nghinh ông sẽ gồm các bô lão dẫn đầu, và những thanh niên hóa trang thành những nhân vật độc đáo trong các điển tích Việt, tất cả cùng diễu hành trên phố và rước ông về đền thờ Thắng Tam với mong ước đem lại mưa thuận gió hòa và một mùa biển bội thu.

Lễ hội Nginh Ông là một biểu tượng văn hóa tiêu biểu, một nếp sống sinh hoạt “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của những người dân xứ biển.

3-10VHXH30

Lễ hội Lam Kinh – Thanh Hóa

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức hằng năm vào ngày 22 tháng 8 để tưởng nhớ công ơn to lớn của vua Lê Thái Tổ, người được coi là biểu tượng của ý chí kiên cường, anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại điện Lam Kinh thuộc khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân. Phần lễ diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật cổ truyền, tái hiện khung cảnh hào hùng xưa như: trống hội, cờ hội, rước kiệu và những nghi thức tế lễ vua từ ngàn xưa.

Ngoài ra còn có các trò chơi truyền thống xứ Thanh như : trò Xuân Phả, trò Chiêng, dân ca Đồng Anh, thi đấu vật, hội trại văn hóa, biểu diễn chèo, tân cổ giao duyên…. Tất cả đều tạo nên một không khí lễ hội tưng bừng đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.

3092013151128

Lễ hội Yến Diêu Trì Cung – Tòa thánh Tây Ninh

Mỗi năm cứ đến rằm tháng tám, hàng ngàn người từ khắp các nơi lại đổ về tòa thánh Tây Ninh để dự hội Yến Diêu Trì Cung, một lễ hội quan trọng của đạo Cao Đài được tổ chức rất long trọng vào các ngày 14, 15 âm lịch tại điện thờ Phật mẫu trong nội ô tòa thánh Tây Ninh.

Đến với hội Yến Diêu Trì Cung, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những điệu múa đặc sắc của đoàn múa tứ linh: Long, Lân, Qui, Phụng, lễ rước Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương, ngoài ra còn có các gian triển lãm về đề tài dân tộc, lịch sử, tôn giáo do các tín đồ đạo Cao Đài thiết kế. Tòa thánh Tây Ninh trong ngày này được thắp sáng rực rỡ bằng hàng trăm ánh đèn nhiều màu sắc, tạo nên không khí vui tươi, sôi động trong ngày lễ.

Hoi_Yen_Dieu_Tri_Cung_1

Lễ chọi trâu Đồ Sơn – Hải Phòng

Lễ chọi trâu Đồ Sơn từ lâu đã là một ngày lễ cổ truyền không thể thiếu đối với người dân Đồ Sơn được tổ chức vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hằng năm.

Hằng năm vào ngày này, người dân các vùng lân cận lại chọn ra những con trâu khỏe nhất của mình để mang đến Đồ Sơn dự lễ. Mở đầu hội chọi sẽ là lễ tế thần Điểm Tước, một vị Thành Hoàng của cả vùng Đồ Sơn. Sau khi kết thúc cuộc chọi trâu, trâu thắng và thua đều bị giết thịt để tế lễ, tương truyền những người ăn được thịt của trâu chiến thắng sẽ mang lại nhiều điều may mắn và tốt lành.

Năm 2000, lễ chọi trâu Đồ Sơn được công nhận là 1 trong 15 lễ hội lớn nhất quốc gia.

image006

Những lễ hội trên hiện nay không chỉ đơn thuần gói gọn trong phạm vi địa phương mà nó dần trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo của tỉnh nhà nói riêng và Việt Nam nói chung.