Không màu mỡ, tốt tươi như vùng đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long, Tây Nguyên mang trong mình đặc trưng khác biệt của vùng núi rừng với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, những đồi núi cao xanh thẫm hay các dòng thác hùng vĩ trắng xóa. Từ đó, những bài sử thi hùng tráng ra đời, những nền văn hóa đặc sắc sinh ra và thấm nhuần vào những người con nơi đây, nơi Tây Nguyên đại ngàn.
Thay vì tận mắt chứng kiến, hãy cùng Công ty Du lịch Bến Nghé khám phá nét đẹp hùng vĩ của Tây Nguyên đại ngày qua những điều thú vị sau nhé.
Khung cảnh núi rừng
Trải nghiệm đầu tiên khi đến với Tây Nguyên, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một khung cảnh bao la và hùng vĩ của núi rừng nơi đây. Du khách sẽ được đặt chân lên những con đường đất đỏ bazan màu mỡ, chiêm ngưỡng những cánh rừng cao su, cà phê bạt ngàn chạy tít tắp đến chân trời và được đắm mình vào nguồn không khí căng đầy sức sống của thiên nhiên.
Đến Tây Nguyên tháng 3, du khách sẽ thấy một màu hoa trắng của cây cà phê nhuộm kín đất trời, báo hiệu một mùa bội thu. Đến tháng 5, Tây Nguyên lại thu mình vào sắc tím man mác của loài hoa Sim, để rồi bất chợt bừng dậy mãnh liệt với màu vàng của Dã Quỳ vào tháng 10.
Tây Nguyên – Hùng thiêng những ngọn thác
Một phần nào đó tạo nên một Tây Nguyên hùng mạnh, kì vĩ chính là những ngọn thác tuyệt vời nơi đây đang ngày đêm miệt mài chảy xiết. Dray Nur, Dray Sáp, Thủy Tiên… là những ngọn thác nổi tiếng bậc nhất vùng đất này, từng dòng nước chảy xuống ầm ầm, tung bọt trắng xóa hòa cùng tiếng chim hót, xào xạc của lá cây như biểu diễn một bản nhạc sống động của thiên nhiên.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
Được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên quả thật là một trong những điều đặc sắc nhất tại nơi đây mà bạn nên một lần khám phá.
Nghệ thuật cồng chiêng gói gọn trong 5 tỉnh thành: Gia Lai, Kom Tum, Đak Lak, Đak Nông, Lâm Đồng thế nhưng sức lan tỏa và ảnh hưởng vô cùng lớn trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên, từ lễ nhỏ đến đến lễ lớn, từ lễ chính đến lễ phụ đều không quên có những điệu múa, những tiếng cồng, tiếng chiêng vang vọng khắp đại ngàn.
Nhà mồ Tây Nguyên và tâm linh người đã chết
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, con người khi chết đi là không phải không còn tồn tại mà chính là trở về nơi núi rừng, họ bắt đầu cuộc sống mới tại thế giới bên kia. Một phần theo ý nghĩa đó dẫn đến sự ra đời của nhà mồ nơi đây và tượng mồ là một trong những nét đặc trưng nổi bật nhất.
Trước khi tiến hành Lễ bỏ mã, người thân trong gia đình hoặc những người có tay nghề trong làng phải dùng những thân cây để gọt đẽo thành những bức tượng sống động, mô tả một số nếp sinh hoạt hàng ngày để cùng bầu bạn với người đã khuất ở thế giới bên kia. Đây được xem là tác phẩm điêu khác bậc nhất tại vùng đất này, tuy không quá cầu kì nhưng mỗi tác phẩm đều được người nghệ nhân thồi cái hồn vào đấy.
Nhà rông – Biểu trưng cộng đồng
Chỉ xuất hiện tại các dân tộc phía Bắc Tây Nguyên như: Gia Rai, Bana…, thế nhưng nhà rông hiện được xem là biểu trưng về tính cộng đồng bậc nhất vùng đất này. Nhà rông được xem là nơi chứa đựng quyền lực duy nhất của buôn làng, nơi thực thi luật làng, nơi tổ chức các sự kiện trọng đại và các lễ hội lớn nhỏ trong làng.
Đặc điểm nổi bật nhất của nhà rông chính là hình dáng ngôi nhà như chiếc rìu lộn ngược cao vút đâm thẳng lên trời cao chứa đựng sự hùng dũng, lớn mạnh của buôn làng. Nhà rông không hề có bất cứ một cây đinh, sợi thép hay si măng mà hoàn toàn được làm bằng những vật liệu thiên nhiên: cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô…, thế nhưng qua bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng, trải qua nhiều bữa bão sóng gió nhà rông vẫn sừng sững, trường tồn theo thời gian.
Còn nhiều lắm những nét đặc sắc thú vị về Tây Nguyên đại ngàn, hãy liên hệ ngay với Công ty Du lịch Bến Nghé có những hành trình khám phá tuyệt vời nhé.
==> Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ Phần Du lịch Bến Nghé
Đ/C: 135 Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh
SĐT: 08.38.40.51.61
Hotline: 0919.100.864