Lầu Ông Hoàng – Lãng mạn chuyện tình chàng thi sĩ

Lầu ông Hoàng đó, bước chân năm nào Hàn Mặc Tử đã qua,
Ánh trăng treo nghiêng nghiêng bờ cát dài thêm hoang vắng…

Đây là những câu hát của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh trong bài Hàn Mạc Tử, một bài hát đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Nhân dịp kỷ niệm hơn 100 năm ngày sinh của thi sĩ Hàn Mặc Tử, du khách hãy cùng công ty du lịch Bến Nghé tìm hiểu về nguồn gốc của lầu Ông Hoàng, để hiểu rõ hơn về một địa danh nổi tiếng ở Phan Thiết gắn liền với ông.

cong-ty-du-lich-lau-ong-hoang-phan-thiet

Năm 1991, một công tước người Pháp là De Montpensier trong một lần ghé thăm thành phố du lịch Phan Thiết, vì yêu cảnh vật thiên nhiên nơi đây nên đã cho xây dựng trên quả đồi Bà Nài một ngôi biệt thự hiện đại và tráng lệ nhất vào lúc bấy giờ. Từ đó, cái tên lầu Ông Hoàng được người dân Bình Thuận dùng để nhắc đến ngọn đồi của ông Hoàng De Montpensier.

Lầu Ông Hoàng ngày nay phần lớn đều đã là phế tích qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, tuy nhiên sức hút của nó đối với khách du lịch và người dân Phan Thiết là không bao giờ giảm.

Từ trên lầu Ông Hoàng, du khách có thể phóng tầm mắt quan sát được cảnh quan thiên nhiên vô cùng tuyệt vời của cả một vùng thành phố biển Phan Thiết. Nơi đây gắn liền với hình ảnh mối tình đầy cách trở của thi sĩ Hàn Mặc Tử và nàng Mộng Cầm. Nhân sĩ Hàn Mặc Tử đã từng chọn nơi đây là nơi hẹn hò và ngắm trăng với người trong mộng của mình.

cong-ty-du-lich-lau-ong-hoang

Ngọn đồi Bà Nài có lẽ là một điểm có địa thế đẹp và lý tưởng nhất của vùng Phan Thiết. Năm 1995, trong một sự kiện nhật thực toàn phần, người ta dự tính được ngọn đồi Bà Nài – lầu Ông Hoàng là địa điểm hoàn hảo nhất để chiêm ngưỡng trọn vẹn nhật thực. Các dòng khách, nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu đổ về thành phố biển xinh đẹp này.

Tuy nhiên, để có thể thu hút đều đặn nguồn khách du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cần phải có những bước bảo tồn khoa học về lâu dài đối với các cụm di tích tại đây và quan trọng nhất là môi trường.

Hình ảnh ngày xưa của lầu Ông Hoàng có thể đã mất, nhưng trong tâm trí của người dân Bình Thuận thì không ai không nhớ đến ngọn đồi Bà Nài, nơi có phế tích lầu Ông Hoàng gợi một hình ảnh u hoài, khắc khoải của thi sĩ Hàn Mặc Tử trong mối tình không trọn vẹn của mình.