Thú vị chợ trâu Si Ma Cai – Lào Cai

Phiên chợ trâu tại Si Ma Cai (Lào Cai) đặc biệt hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa độc đáo và sự hồn nhiên của người dân bản địa.

Để đến được Si Ma Cai, từ thành phố Lào Cai, đoàn chúng tôi có 3 chiếc xe máy phải vượt qua chừng 90km đèo dốc, đường núi quanh co. Mọi mệt nhọc được xua tan khi nhìn thấy khung cảnh hai bên đường là những đỉnh núi với những cánh rừng chưa bị bàn tay con người xâm hại, thấp thoáng đâu đó vài nóc nhà xa tít ở lưng chừng đồi. Người dân ở đây bảo địa danh Si Ma Cai xuất phát từ lối đọc chệch của cái tên Sín Mà Cái, theo âm tiếng Mông có nghĩa là “chợ ngựa mới”.

chotrau1
Si Ma Cai hút khách còn bởi nơi đây có phiên chợ Cán Cấu chuyên mua bán trâu, bò lớn nhất vùng biên giới phía Bắc của nước ta cả về qui mô lẫn số lượng. Chợ trâu Cán Cấu được hình thành cách đây đã hàng chục năm, nhưng đến nay vẫn giữ được những nét giản dị, hoang sơ và đặc trưng của người Mông.

cho_trau_giaoduc.net.vn2
Nếu như ở các phiên chợ khác, việc mua bán trâu, bò chủ yếu do nam giới đảm nhiệm thì ở chợ Cán Cấu không chỉ nam giới mà nữ giới cũng tham gia. Mọi quá trình mặc cả, ra giá giữa người mua người bán đều dựa trên cảm nhận trực quan là chính.
Chợ Cán Cấu nổi tiếng nên thu hút cả những thương lái dưới xuôi lặn lội lên đây mua trâu đưa về đồng bằng. Mỗi phiên chợ ở đây có trên dưới 100 con trâu được đem ra mua bán. Trung bình mỗi năm, chợ Cán Cấu cung cấp cho thị trường khắp nơi hơn một vạn con trâu.Cho_Can_Cau_-_Si_Ma_Cai-Chợ phiên Cán Cấu Lào Cai
Dù cuộc sống ngày càng thay đổi nhưng người dân ở đây vẫn giữ được nét bình dị, trong sáng rất thân thiện và dễ mến. Khi khách du lịch đưa ra lời đề nghị chụp ảnh, các cô sơn nữ cười tươi sẵn sàng làm người mẫu cho khách lạ đến từ phương xa. Chứ không như ở Sapa khi khách đưa lời đề nghị luôn nhận được câu trả lời “Chụp ảnh phải trả tiền à”…
Cùng với sự bình dị, hiếu khách và cách mua bán tại phiên chợ ở Si Ma Cai vẫn giữ nguyên được nét hoang sơ từ ngàn xưa chính là điểm độc đáo hút khách đến với vùng đất này.