Tìm hiểu Tết Trung Thu qua 8 nước Châu Á

Đến hẹn lại lên, vào các ngày rằm tháng 8 âm lịch hằng năm, các nước phương Đông lại rộn ràng chuẩn bị cho 1 trong những ngày tết cổ truyền đặc sắc của quê hương mình, đó là ngày tết Trung Thu, đây chính là thời điểm mặt trăng trở nên tròn và đẹp nhất. Với mỗi nền văn hóa lại có những cách tổ chức khác nhau, vậy hãy cùng Công ty Du lịch Bến Nghé tìm hiểu xem các quốc gia Châu Á họ tổ chức lễ trung thu thế nào nhé.

20130827203442

1. Trung Quốc – Tiết đoàn viên

Là nơi bắt nguồn của ngày lễ tết trung thu, Trung Quốc là quốc gia tổ chức ngày lễ này trọng đại và đặc sắc nhất. Tương truyền tết trung thu của người Trung Quốc bắt nguồn từ những dịp ăn mừng mùa màng bội thu vào ngày rằm tháng 8 từ xưa và trở nên phổ biến cho đến ngày nay.

Người Trung Quốc còn hay gọi Tết trung thu là Tiết Đoàn Viên vì đây là thời gian gia đình và người thân xum họp. Vào dịp này, người thân, bạn bè, đồng nghiệp sẽ trao tặng cho nhau những chiếc bánh trung thu truyền thống nhằm để chúc phúc. Bánh trung thu Trung Quốc được làm từ những nguyên liệu như: bột mì, đậu xanh, thịt, trứng… và một số nguyên liệu truyền thống khác. Vào đêm Trung Thu các gia đình Trung Quốc sẽ quây quần bên nhau để cùng thưởng thức bánh, ngắm trăng, chơi đèn lồng hoặc xem múa rồng…

du-lich-trung-quoc-tet-am-lich-2013_viet-travel-media1

2. Việt Nam – Tết thiếu nhi

Không biết tết trung thu Việt Nam có tự bao giờ, nhưng vào thời Lý nó đã chính thức được tổ chức ở Kinh Thành Thăng Long với các lễ hội đua thuyền, múa rối nước, rước đèn nhằm tôn vinh vẻ đẹp của mặt trăng. Đối với người Việt, mặt trăng là nơi ở của chú Cuội, chị Hằng và Thỏ Ngọc qua một sự tích dân gian. Ngoài ra người dân Việt còn có truyền thống Con Rồng Cháu Tiên, nên đây là dịp để những người nông dân tạ ơn Rồng về mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc.

Ngày nay, Tết trung thu ở Việt Nam hay còn gọi là ngày tết Thiếu nhi. Vào đêm rằm trung thu, ngoài được ăn các loại bánh trung thu, trẻ em ở khắp nơi sẽ đổ ra đường, cầm trên tay những chiếc đèn lồng thủ công đủ sắc màu sặc sỡ vừa đi vừa hát tạo nên một khung cảnh thật vui tươi và yên bình. Theo quan niệm của người xưa, ánh sáng của những chiếc đèn lồng sẽ xua đi những điều không may và mang lại cho trẻ em sức khỏe và nhiều điều may mắn.

9

3. Hàn Quốc – Chuseok

Ngày lễ Chuseok, hay còn gọi là Hangawi, được tổ chức vào rằm tháng 8. Đây là ngày lễ lớn thứ 2 của Hàn Quốc chỉ sau ngày Tết Nguyên Đán. Chuseok bắt nguồn từ một lễ hội thi dệt và ăn mừng mùa màng bội thu của người Hàn Quốc từ xa xưa và vẫn duy trì đến tận bây giờ.

811650_1_143

Vào ngày lễ Chuseok, người dân Hàn Quốc từ khắp các phương trời về sum họp bên gia đình, tảo mộ, tạ ơn tổ tiên, ăn mừng một mùa màng bội thu và cùng thưởng thức các món ăn truyền thống. Loại bánh không thể thiếu trong các ngày này đó là bánh Songpyeon , một loại bánh làm từ các nguyên liệu thiên nhiên bổ dưỡng như bột gạo, đậu xanh, đậu đỏ, mè dầu, lá thông và lá dừa… Những chiếc bánh Songpyeon sau khi hoàn thành sẽ có hình bán nguyệt với ý nghĩa hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ đến cho gia đình, mùa màng và cuộc sống.

1

4. Nhật Bản – Otsukimi

Khác với đa số các quốc gia khác tại khu vực, người Nhật Bản đón tết trung thu đến 2 lần trong một năm vào giữa tháng 8 và tháng 9 âm lịch với tên gọi thứ tự là ZYUYOGA và ZYUSANYA. Người Nhật gọi lễ hội này là lễ ngắm trăng hay còn gọi là Otsukimi vì đây là khoảng thời gian mặt trăng trở nên đẹp nhất trong năm.

Vào ngày Otsukimi, người dân Nhật thường quây quần bên nhau, chọn cho mình những không gian lí tưởng, ấm cúng để có thể ngắm được trăng và thưởng thức các món ăn cổ truyền. Các loại bánh cổ truyền thường được sử dụng trong dịp này đó là bánh Tsukimi Dango hay còn gọi là bánh Thỏ Ngọc. Đây là loại bánh tròn và trắng có hình dạng giống như mặt trăng hoặc hình con thỏ. Ngoài ra người Nhật còn gặp gỡ nhau để nhảy điệu Bon Odori truyền thống của mình nhằm tôn vinh ánh trăng và tưởng nhớ đến tổ tiên của mình.

Theo quan niệm của người Nhật, trên mặt trăng chỉ có mỗi Thỏ Ngọc chứ không hề có chú Cuội hoặc chị Hằng như Việt Nam mình nhé.

10287706

5. Singapore

Tại Singapore, trước đây ngày lễ Tết Trung Thu chỉ được các dân tộc người Hoa tổ chức ở các khu China Town, nhưng dần dần nét văn hóa đặc biệt này đã thu hút rất nhiều dân tộc khác hưởng ứng, và giờ đây tết Trung Thu đã là một ngày lễ lớn đặc biệt của đảo quốc Sư Tử.

Vào ngày tết Trung Thu tại Singapore, hàng trăm ngọn đèn lồng đầy đủ màu sắc sặc sỡ sẽ được treo ngập tràn ở các đường phố tạo nên một không khí vô cùng náo nhiệt. Đây sẽ là thời điểm người dân Singapore quên hết những cực nhọc của cuộc sống và trở về sum họp quây quần bên gia đình. Tết Trung Thu tại Singapore còn trùng với thời điểm diễn ra nhiều ngày hội lớn khác, nên du khách sẽ không khỏi bất ngờ vì tết Trung Thu ở đây sẽ có cả pháo hoa nữa đấy.

le-hoi-singaopre

6. Thái Lan – Tết cầu trăng

Cũng giống với các quốc gia nông nghiệp khác, đối với Thái Lan Tết Trung thu cũng là Tết cầu trăng, cầu mong trời đất phù hộ mùa màng bội thu, nhà nhà no ấm. Vào dịp này, mọi người mọi nhà đều quây quần bên chiếc bàn đặt tượng Phật, cùng nhau thành kính nguyện cầu và cho nhau những lời chúc phúc. Bên cạnh đó các thành viên còn có cơ hội thưởng thức nhiều loại bánh tráivà kể cho nhau nghe những câu chuyện, sự tích hấp dẫn.

rez_155_Thai Lan

7. Myanmar – Tiết Quang Minh

Đến với đất nước Miến Điện vào dịp này, du khách sẽ không khỏi bỡ ngỡ trước những dãy phố sáng rực với những chiếc đèn lồng to nhỏ. Những hoạt động múa hát, diễn kịch diễn ra suốt đêm, nhà nhà treo lồng đèn, người người vui chơi thỏa thích trong lễ hội Ánh sáng khiến Myanmar như căng tràn sức sống.

Myanmar-659x380

8. Lào – Nguyệt phúc tiết

Nguyệt phúc tiết có nghĩa là lễ hội trăng phước lành, chính vì ý nghĩa ấy vào dịp này mọi người dân nơi đây, không kể già, trẻ, lớn, bé đều ngắm trăng, vui chơi múa hát trong ánh sáng chiếu rọi từ ông trăng hay những vì sao trên bầu trời đêm.

Sotaydulich_Tet_trung_thu_ruc_ro_Chau_A_06

Mỗi vùng miền khác nhau đều mang trong mình những đặc trưng riêng thể hiện nét văn hóa của dân tộc đó, chính vì điều ấy hãy luôn mãi bảo tồn và lưu giữ những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc của quốc gia để làm tiền đề cho sự phát triển bền vững nhé.