Cách đối phó với vết đốt các sinh vật biển khi du lịch

Du lịch biển là một trong những lựa chọn hàng đầu của đại đa số du khách, thế nhưng ngoài sự vui chơi, thoải mái thì những bãi biển còn tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm. Một trong số đó là tác động của các loài sinh vật biển như: sứa, san hô, nhím biển… Vậy để xem nguy hiểm như thế nào thì hãy khám phá cùng Công ty Du lịch Bến Nghé nhé.

Sứa

Các loài sứa thường xuất hiện quanh năm ở các vùng biển du lịch Việt Nam, đặc biệt xuất hiện nhiều nhất vào tháng 4 đến tháng 8. Loài sinh vật trong suốt này thoạt nhìn có vẻ vô hại nhưng thực chất chúng có thể gây những tổn thương rất lớn cho con người. sua Loài sứa khi còn sống thường có nọc độc và tập trung hầu hết ở phần xúc tua. Khi bị sứa đốt phải sẽ có các triệu chứng như: ngứa, nóng bừng, nổi ban đỏ, mề đay, sưng ở vùng bị sứa đốt. Nếu nặng hơn sẽ có các triệu chứng như khó thở, hạ huyết áp, buồn nôn, đau bụng… Khi bị sứa đốt nhanh chóng lên bờ nhờ sự trợ giúp. Đầu tiên rửa sạch vùng da bị đốt bằng nước biển, không rửa bằng nước ngọt hoặc nước nóng để tránh tổn thương nghiêm trọng hơn. Sau đấy phải loại bỏ những xúc tua còn dính lại của sứa bằng các vật có cạnh như vỏ sò, muỗng, dao… Sau đó rửa lại vùng da tổn thương với dung dịch gồm 9 phần nước và 1 phần amoniac, dấm, soda ngoài ra cũng có thể dùng chanh chà xát lên vết thương. Sau đấy chườm đá lên vùng tổn thương giúp làm giảm đau, giảm sưng tấy và không cho độc lan rộng. Nếu người bị đốt vẫn còn đau nhức nhiều, có các biểu hiện trầm trọng hơn thì nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại các bệnh viện. 1863-1palauuw-1355-624x416

Nhím biển

Là những loại động vật da gai, thân mềm và được bảo vệ bởi lớp vỏ cứng, nhím biển hay còn gọi cầu gai là một trong những loài gây nhiều thương tích cho người đi biển. Các loại gai của nhím biển thường khá giòn, dễ gãy nên khi đâm vào da người thường không sâu và bị gãy vụn, các loại này chỉ gây đau đớn mà không gây chết người. Tuy nhiên có những trường hợp nạn nhân bị các loại gai của nhím to đâm phải, không thực hiện những qui tắc sơ cứu kịp thời nên vùng da bị tổn thương bị nhiễm khuẩn nặng và gây hoại tử. Untitled-6 Khi bị nhím biển đâm phải, bạn nên xác định vị trí của con nhím để tránh dẫm phải lần nữa. Sau đấy nhẹ nhàng gỡ những cái gai của nhím bằng tay hoặc nhíp, cẩn thận tránh làm gãy gai vì sẽ để lại những mảnh vụn trong da bạn. Rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng amoniac hoặc chà xát vết thương bằng chanh sẽ giúp giảm đau và sát trùng. Thông thường các mảnh gai còn sót lại của nhím sẽ tan khi ta ngâm vết thương trong dấm hoặc chà xát với chanh. Tuy nhiên, du khách cũng chú ý vết thương xem có bị nhiễm trùng hay không và nếu có nên đến những trung tâm y tế để điều trị kịp thời đề phòng các biến chứng.

San hô lửa

San hô lửa là một loại sinh vật biển có hình dáng giống san hô, thường xuất hiện trong những vùng biển nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Loài này là một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn hoặc tổn thương đối với các du khách lặn biển ngắm san hô còn thiếu kinh nghiệm. Bao quanh san hô lửa là những sơi nhỏ li ti dùng để truyền chất độc và có bén để gây ra vết thương hở nếu vô tình va chạm mạnh. Thông thường khi bị san hô lửa cắt phải, nạn nhân sẽ đau đớn tại vùng bị cắt và có thể lên đến hàng tuần. Khi bị chạm phải san hô lửa, nên rửa vết thương với nước muối, nước dấm hoặc amoniac. Không được rửa bằng nước ngọt vì có thể làm vết thương nặng hơn, sau đấy dùng một cái nhíp nhỏ để gắp những chiếc gai li ti ra khỏi da. Nếu vết thương chuyển biến nặng nên đến bác sĩ để tư vấn điều trị kịp thời. Phòng tránh san hô lửa bằng cách nhận biết màu sắc của chúng, san hô lửa có màu nâu vàng hoặc màu xanh nâu rất đặc trưng và trên mỗi đỉnh đều có những viền trắng. Tốt hơn hết nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì đừng nên chạm vào những gì trông có vẻ khả nghi, nên mang bao tay chuyên dụng lăn biển và nên có người có kinh nghiệm đi cùng. 85502332G876QRuZ2871883810404414F1040015f

Thủy triều đỏ

Thủy triều đỏ là một hiện tượng bùng phát của tảo biển hay còn gọi là “tảo biển nở hoa”. Thủy triều đỏ thường xuất hiện mỗi năm một lần và gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến hệ sinh vật biển và sức khỏe con người. Các vùng bị thủy triều đỏ thì nước biển gần bờ thường đổi thành một màu nâu đỏ, sậm màu hoặc xuất hiện nhiều lớp bọt trắng có mùi tanh. Thủy triều đỏ có thể gây ngộ độc cho người tắm biển hoặc gây ngứa, phát ban trên da khi chạm phải. Thủy triều đỏ rất dễ nhận biết nên cách tốt nhất để phòng tránh là không tắm biển hoặc chạm vào các bọt trắng trong vùng biển xuất hiện thủy triều đỏ. Khi có các triệu chứng ngộ độc thì nên đưa nạn nhân đến ngay các trạm y tế gần nhất. 121022kpthiennhien01a-c5516 Tóm lại điều quan trọng khi đi du lịch biển là chúng ta phải trang bị những kiến thức cơ bản về các mối nguy hại có thể xảy ra để có các biện pháp đề phòng thích hợp. Khi gặp rắc rối với các sinh vật biển thì không được chủ quan, nhờ sự trợ giúp những những người có kinh nghiệm và tốt nhất là của bác sĩ.